Công tắc 2 chiều là gì? Ứng dụng và cách đấu công tắc điện hai chiều thông minh
Bất cứ mạng điện nào cũng cần đến các thiết bị điện như công tắc điện, công tắc này có nhiệm vụ đắt ngắt các thiết bị điện tử. Trong đó công tắc hai chiều hay còn có cái tên khác là công tắc đảo chiều được sử dụng phổ biến nhất. Vậy những thiết bị nào đang sử dụng công tắc hai chiều thông minh ? Cùng chúng tôi đi giải đáp thắc mắc này nhé!
Công tắc 2 chiều là gì?
Công tắc 2 chiều còn có tên gọi khác là công tắc đảo chiều hay công tắc 3 cực. Đây là loại công tắc được cấu tạo 3 chân nối dây tương ứng với 3 cực đấu với dây điện (gồm 1 cực động và 2 cực tĩnh) để chuyển nối dòng điện. Công tắc hai chiều thông minh là một phát minh vĩ đại của Thomas Alva Edison. Việc ra đời của công tắc này đã giải quyết được vấn đề không thể bật hoặc tắt một bóng đèn ở chiều ngược lại của công tắc 1 chiều.
Công tắc hai chiều được chia thành nhiều loại như: công tắc 2 chiều đơn, đôi và ba. Tuy chúng sử dụng kiểu thiết kế bấm công tắc khác nhau nhưng cực đấu bên trong vẫn giữ nguyên, hệ mạch điện vẫn là 3 cực đấu với dây điện.
Loại công tắc này có thiết kế phá phức tạp vậy nên cách đấu dây cùng khó hơn, bù lại công tắc 2 chiều có nhiều ứng dụng ưu việt hơn. Cụ thể công tắc này dùng để bật tắt đèn ở 2 nơi khác nhau. Sử dụng loại công tắc này giúp chủ nhà tiết kiệm thời gian và công sức, không phải di chuyển nhiều.
Công tắc hai chiều còn được gọi là công tắc đảo chiều
So sánh đặc điểm của công tắc điện 2 chiều và công tắc 1 chiều
Để làm rõ được những ưu điểm của từng loại công tắc điện, ta cùng nhau đi so sánh hai loại công tắc này để thấy từng loại sẽ thích hợp với từng loại mạch điện nào.
Công tắc điện 2 chiều
- Được thiết kế phức tạp và tiện lợi hơn.
- Có 3 cực đấu
- Gồm 3 loại: Công tắc 2 chiều đơn, công tắc đôi, công tắc ba.
- Sở hữu thiết kế bấm công tắc khác nhau nhưng hệ mạch 3 cực đều đấu nối bên trong.
Sở hữu thiết kế khá phức tạp nhưng lại thuận tiện khi sử dụng
Công tắc điện 1 chiều
Công tắc điện 1 chiều thường xuất hiện trong các hệ thống điện dân dụng, Đây là loại công tắc gồm có 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn với 2 cực đấu dây. Loại công tắc này đấu với bóng đèn để chuyển hướng điều khiển đóng – ngắt trong mạch điện dùng chung một công tắc.
- Công tắc được dùng để bật sáng và tắt ở 1 không gian.
- Có hai cực đấu
- Chỉ sử dụng để đáp ứng chiều bật và mở 1 lần.
Ứng dụng công tắc điện 2 chiều hiện nay
Công tắc hai chiều thông minh có thiết kế khá phức tạp nên cách đấu dây nối độ khó tương đương. Tuy nhiên loại công tắc này lại đem đến nhiều sự tiện lợi và nổi trội trong cách sử dụng cho người sử dụng hơn so với công tắc 1 chiều.
Công tắc điện 2 chiều được lắp đặt ở 2 vị trí khác nhau ở trong không gian, mỗi vị trí đều có thể sử dụng để điều khiển bật và tắt 1 bóng đèn. Các khu vực thường được sử dụng loại công tắc này là mạch điện cầu thang, phòng ngủ, sử dụng cho các tầng trong nhà hay trong các phòng trong một căn hộ chung cư.
Ứng dụng của công tắc hai chiều thông minh đã giúp người sử dụng tiết kiệm đáng kể công sức và thời gian di chuyển so với công tắc bóng đèn ở 1 vị trí cố định. Giúp cho cuộc sống của bạn thêm tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Công tắc hai chiều mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống
Sơ đồ lắp đặt công tắc đảo chiều
Chuẩn bị thiết bị để đấu nối
Trước khi lắp đặt công tắc hai chiều thông minh cho mạch điện trong gia đình chúng ta cần sử dụng các thiết bị như sau:
- Công tắc 2 chiều
- Bóng đèn
- Dây điện
Để hiểu rõ hơn về sơ đồ và cách lắp đặt công tắc 2 chiều, chúng ta hãy đi tìm hiểu mạch điện được sử dụng ở cầu thang, đây được coi là khu vực được ứng dụng nhiều nhất của loại công tắc này.
Cách đấu công tắc điện 2 chiều
Mạch điện dân dụng ta đang sử dụng sẽ có hai dây, là dây pha và dây trung tính. Trong đó dây trung tính sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn. Có 2 cách để ta đấu được công tắc thông minh hai chiều, mỗi cách sẽ có từng ưu nhược điểm riêng.
- Cách 1: Cách này được khá nhiều hộ gia đình sử dụng là cho chạy dây nguồn phức tạp, nói chúng nói với mạch điều khiển và phụ tải của công tắc điện. Hạn chế mà cách này mang lại là khá lãng phí và tiêu tốn nhiều dây điện.
- Cách 2: Nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha để nối. Nguyên lý hoạt động của cách này là khi xuất hiện dòng điện trong dây, sẽ xảy ra sự chênh lệch điện áp. Vì vậy khi 2 đầu của thiết bị được nối 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì không có dòng điện chạy qua thiết bị. Mắc nối như vậy giúp tăng độ bền của thiết bị và giảm đáng kể điện năng tiêu thụ.
Ta có thể đấu công tắc điện hai chiều bằng hai cách
Lưu ý khi sử dụng công tắc thông minh hai chiều
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn lắp đặt loại công tắc thích hợp.
Hãy tìm những địa chỉ cung cấp sản phẩm uy tín và chất lượng hay những đại lý phân phối chính hãng để mua và sử dụng.
Lắp đặt công tắc ở vị trí thuận lợi để việc sử dụng được dễ dàng và nhanh chóng. Nếu lắp đặt cho mạch điện ở cầu thang thì nên để công tắc ở mỗi đầu cầu thang, để việc sử dụng được thuận tiện nhất.
Tránh lắp đặt công tắc ở những nơi ẩm ướt, tiếp xúc trực tiếp với nước như phòng tắm hay ngoài trời. Tốt nhất nên chọn loại công tắc hai chiều thông minh kháng nước và chống ẩm.
Thường xuyên kiểm tra công tắc cũng như đường dây điện để phát hiện sự cố sớm nhất. Sửa chữa và thay thế kịp thời để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sự cố nhanh chóng
Lời kết
Các thông tin về ứng dụng và sơ đồ lắp đặt công tắc hai chiều thông minh đã được chúng tôi cung cấp chi tiết trong bài viết trên. Nếu như bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm cũng như các dịch vụ hãy liên hệ cho Acis qua hotline 0833 090 271. Đội ngũ nhân viên chúng tôi luôn sẵn sàng giúp khách hàng chọn lựa được sản phẩm phù hợp cùng mức giá ưu đãi nhất.
from Giải Pháp Nhà Thông Minh Acis https://ift.tt/384tJE6
via IFTTT
Nhận xét
Đăng nhận xét