Cảm biến ánh sáng là gì? Các loại cảm biến ánh sáng phổ biến

Bạn đã từng nghe về khả năng tự động bất tắt của hệ thống chiếu sáng thông minh chưa ? Hay đã bắt gặp ở đâu đó bóng đèn tự nhiên bật khi trời tối và tắt khi trời sáng ?

Đây là những đặc điểm mà cảm biến ánh sáng mang đến cho các loại bóng đèn nhằm tăng tính tiện lợi và sự thông minh cho ngôi nhà.

Trong bài viết ngày hôm nay, ACIS sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích và liên quan nhất đến dòng cảm biến hiện đang được sử dụng rất rộng rãi này.

  • Giới thiệu tổng quan
  • Phân loại
  • Phương thức hoạt động
  • Một số sản phẩm nổi bật

Trên là 4 nội dung mà mình giới thiệu, hãy cùng ACIS khám phá về cảm biến ánh sáng nhé !

Cảm biến ánh sáng là gì ?

Cảm biến ánh sáng là một loại thiết bị dạng quang điện có khả năng chuyển đổi nguồn ánh sáng nhìn thấy hoặc ánh sáng ở dạng hồng ngoại ( không nhìn thấy bằng mắt thường ) thành các tín hiệu điện.

Không phải cứ ban ngày là cảm biến sẽ giúp cho bóng đèn tắt và buổi tối là bật. Mà mắt cảm biến ánh sáng sẽ phân tích dựa vào môi trường xung quanh để có thể hoạt động phù hợp.

Ví dụ như:

Nếu bạn lắp đặt bóng đèn thông mình có tích hợp cảm biến ánh sang ở trong nhà và khu vực đó không có ánh mặt trời. Thì hệ thống đèn của gia đình sẽ luôn được bật với cường độ cao nhất.

Nhưng khi có nguồn ánh sáng vừa thì đèn cũng sẽ giảm cường độ theo…. Cứ như thế cho đến khi không gian hoàn toàn sáng và đèn sẽ được tắt hẳn.

>> Xem thêm: Cảm biến hồng ngoại là gì ? Nguyên lý hoạt động của cảm biến

Cam bien anh sang la gi
Cam bien anh sang la gi

Cảm biến ánh sáng được phân loại như thế nào

Hiện nay, cảm biến để nhận diện nguồn ánh sáng được chai thành 3 nhóm chính. Mỗi nhóm sẽ có cho mình một vài đặc điểm riêng để phù hợp với từng hoàn cảnh sử dụng.

#1. LDR – Cảm biến Photoresistor

Cảm biến Photoresistor thực chất là một loại chất cảm quang ( điện trở phụ thuộc vào nguồn ánh sáng ). Được sử dụng để kiểm tra việc vận hành của bóng đèn.

LDR được làm từ một loại chất bán dẫn có điện trợ cao, đặc biệt rất nhạy với ánh sáng.

Cam bien Photoresistor
Cam bien Photoresistor

#2. Photodiodes – Cảm biến sánh sáng đặc biệt

Về chức năng của Photodiodes thì không có điều gì quá đặc biệt. Nhưng cấu tạo thì khác hơn một chút so với những loại cảm biến ánh sáng khác.

Nó được làm từ vật liệu Silicon cùng với Gemani, ở ngoài bọc thêm các bộ lọc quang học và ống kích để quan sát.

Được dùng nhiều trong: Y tế, Đo lường, Năng lượng mặt trời, điều khiển từ xa…

#3. Phototransistor

Phototransistor hay bạn cũng có thể xem nó như là một loại photodiodes. Cách thức hoạt động khá tương đồng, nhưng khả năng khuếch đại cao hơn rất nhiều lần.

Thường thì Phototransistor được sử dụng cho các sản phẩm hay thiết bị yêu cầu độ nhạy cảm ứng cực kỳ cao hoặc những loại có kích thước lớn.

>> Bạn có muốn biết thêm về: Cảm biến chuyển động sản phẩm tạo ra ngữ cảnh

Phototransistor
Phototransistor

Phương thức hoạt động của cảm biến ánh sáng

Bạn đã từng nghe về hiệu ứng quang điện ? Đây là một hiện tượng được dùng để biểu thị các chất có thể chuyên đổi nguồn năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

Chắc hẳn sẽ có người thắc mắc, vì sao đang nói về cách thức hoạt động của cảm biến áng sáng lại chuyển qua hiệu ứng quang điện để làm gì ?

Thực chất, thì các loại cảm biến ánh sáng hiện nay hoạt động đều dựa trên cơ chế của hiệu ứng quang điện.

Có 2 dạng hiệu ứng quang điện chính:

  • Hiệu ứng ngoài
  • Hiệu ứng trong

Đối với hiệu ứng ngoài khi có bức xạ của các nguồn ánh sáng thì các hạt điện tử sẽ tiếp nhận và bắt đầu chuyển đổi thành nguồn năng lượng điện.

Với hiệu ứng trong sẽ xẩy ra ở bên trong của các thiết bị, sau khi phát hiện ánh sáng xuất hiện thì điện trở sẽ bị thay đổi thành suất điện động.

Tựu chung, thì cảm biến ánh sáng sẽ hoạt động dựa trên việc tiếp nhận cường độ ánh sáng để có thể điều chỉnh các thiết bị được tích hợp chúng.

Cach hoat dong cam bien
Cach hoat dong cam bien

Top 3 sản phẩm cảm biến ánh sáng được sử dụng rộng rãi

Mỗi dòng sản phẩm mình giới thiệu ở dưới đây sẽ đại diện cho một nhóm thiết bị, sản phẩm riêng.

Bạn có thể dựa vào đây để so sánh với nhu cầu sau đó tìm mua đúng bộ cảm biến ánh sáng nhé.

#1. Cảm biến ánh sáng dạng 5V

Đây là cảm biến được dùng cho các loại thiết bị, bóng đèn cỡ nhỏ.

Nguồn điện áp đầu vào: DC 5V

Độ nhạy với ánh sáng khá tốt, sử dụng đầu ra ở dạng Analog.

Cam bien anh sang 5V
Cam bien anh sang 5V

#2. Cảm biến nhận diện ánh sáng 12V

Đây là dòng cảm biến được sử dụng phổ biến cho các loại công tắc thông minh tự động bật tắt. Dùng chủ yếu các đèn ở ban công, hành lang…

Bộ sản phẩm có điện áp đầu vào yêu cầu 12V và dòng điện tối đa là 10A.

#3. Bộ cảm biến cường độ ánh sáng 220V

Với bộ cảm biến này, bạn có thể sử dụng cho các loại bóng đèn cỡ lớn như đèn đường, đèn công nghiệp…hay các loại công tắc điều khiển từ xa…

Cảm biến sử dụng nguồn điện áp 220V và dòng tải điện 10A.

Cam bien anh sang 220V
Cam bien anh sang 220V

Ta có thể thấy, cảm biến ánh sáng là một trong những loại thiết bị có rất nhiều tính năng và được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau.

Nguyên lý hoạt động và cách thức sử dụng cũng hết sức đơn giản. Do đó, bạn có thể mua về và tự lắp hoặc thay thế ngay tại nhà luôn nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm về một số dòng cảm biến khác:

>> Cảm biến cửa là gì ? Lý do bạn nên sở hữu nó

>> Cảm biến hàng rào chống trộm – Bộ sản phẩm thiết yếu cho mọi nhà



from Giải Pháp Nhà Thông Minh Acis https://ift.tt/3px4lhG
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khóa cổng vân tay là gì? Có nên lắp cổng vân tay ngoài trời?

Điều khiển nhà thông minh bằng giọng nói

Công tắc 2 chiều là gì? Ứng dụng và cách đấu công tắc điện hai chiều thông minh